Truyền nước trái cây có tác dụng gì

  -  

Khi cơ thể rơi vào trạng thái suy kiệt, thiếu hụt vitamin trầm trọng mà không thể bổ sung kịp thời bằng con đường ăn uống thì bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân truyền nước hoa quả. Vậy nước hoa quả là gì? Có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài biết dưới đây.

Bạn đang xem: Truyền nước trái cây có tác dụng gì

Thông tin về dịch truyền hoa quả

Dịch truyền hoa quả sẽ giúp bổ sung đường, vitamin nhóm B, C…cho cơ thể nhằm cung cấp năng lượng hoạt động, giúp hồi phục cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và chống lại bệnh tật. Các thành phần chính có trong dịch truyền là: Dextrose, D-Panthenol,Vitamin B1,B2, B6, C, PP.

*

Những trường hợp được phép truyền dịch hoa quả:

Bệnh nhân sử dụng trước và sau phẫu thuật, giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồiNgười bị sốt cao, nhiễm trùng, nhiễm độc.Người gầy yếu, suy nhược thần kinh – cơ thể, không hoặc ít hấp thụ được dinh dưỡng từ thức ănTrẻ em còi xương, biếng ăn, chậm lớn.Người cao tuổi, chức năng cơ thể giảm sút.

Truyền nước hoa quả có tác dụng gì?

Như đã nói ở trên, trong một chai dịch truyền nước hoa quả có chứa rất nhiều thành phần các chất dinh dưỡng và vitamin ở dạng hòa tan, dễ hấp thu vào cơ thể. Cùng xem chi tiết hơn về các thành phần đó để biết chúng có tác dụng gì nhé!

Glucose

Glucose là một loại đường đơn được sản xuất từ gan có vai trò như nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Các tế bào và cơ quan đều cần có glucose để hoạt động và làm việc đúng theo chu trình. Khi lượng đường huyết trong máu xuống dưới ngưỡng quy định (hạ đường huyết – hay gặp ở những bệnh nhân đái tháo đường) thì phải được truyền nước hoa quả để cân bằng lại lượng đường cần thiết.

Vitamin B1

Vitamin B1 có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn ngừa các biến chứng của hệ thống thần kinh, não, cơ bắp, tim, dạ dày và ruột. Thành phần này còn liên quan mật thiết đến dòng điện giải ra vào trong tế bào, giúp điều hòa hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ tiêu hóa.

Truyền nước hoa quả bổ sung vitamin B1 sẽ giúp kích thích vị giác, tạo cảm giác thèm ăn, đặc biệt có hiệu quả đối với bệnh nhân mới ốm dậy. 

Vitamin B2

Vitamin B2 (Riboflavin) là loại vitamin thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển toàn diện về thể trạng, giúp cơ thể phân hủy carbohydrate, protein và chất béo nhằm tạo ra năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Đối với người lớn hay trẻ em thì loại vitamin này đều có vai trò vô cùng quan trọng, vì vậy nếu cơ thể bị thiếu hụt Riboflavin thì nhất định phải truyền dịch hoa quả.

Xem thêm: Mua Gì Ở Nhật Bản - Đi NhậT Nên Mua Gì Về LàM Quà

Tiêu thụ đủ lượng vitamin B6 rất quan trọng cho sức khỏe tối ưu và thậm chí có thể ngăn ngừa và điều trị bệnh mãn tính.

Vitamin C

Chúng ta vẫn luôn thường xuyên nghe tới loại vitamin này, thực tế Vitamin C là chất có tính oxy hóa mạnh, khử các gốc tự do nên có thể ngăn ngừa quá trình oxy hóa xảy ra, giúp tăng cường miễn dịch. Thường thì con người hay bổ sung vitamin C thông qua việc ăn uống các loại trái cây như: cam, quýt, bưởi…. tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt thì truyền dịch hoa quả là cách làm được bác sĩ khuyên dùng.

Những lưu ý khi truyền nước hoa quả 

Truyền nước hoa quả sẽ không có tác dụng gì hoặc có thể gây hại cho người sử dụng nếu dùng không đúng lúc, đúng bệnh. Nên việc truyền dịch được khuyến cáo chỉ thực hiện khi có sự chỉ định của bác sĩ và dưới sự theo dõi của những người có chuyên môn.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng: Chỉ tiến hành truyền dịch trái cây khi cơ thể bị suy nhược với mục đích bồi bổ sức khỏe, cải thiện chức năng hệ miễn dịch. Những người khỏe mạnh không nên tự ý truyền dịch trái cây hay coi việc làm này như một thói quen mỗi khi mệt mỏi hoặc sử dụng vào mục đích làm đẹp.

Việc truyền nước hoa quả không những không có tác dụng gì mà còn gây hại nếu rơi vào một trong số các trường hợp sau đây: 

Trẻ bị sốt cao: Tuyệt đối không được truyền muối, đường vì có thể gây phù não do áp lực tạo lên hộp sọ. Trẻ em mắc bệnh viêm phổi: Việc truyền nước trái cây ở bệnh nhi viêm phổi có thể tạo thêm áp lực cho tim, phổi khiến tình trạng bệnh diễn biến xấu đi Bệnh nhân cao tuổi, có bệnh nền về thận, tim mạch….

Xem thêm: 7 Nhóm Người Không Nên Ăn Sầu Riêng Kiêng Ăn Gì Để Tránh Gây Hại Cho Sức Khỏe

Khi truyền dịch hoa quả chỉ nên truyền vào tĩnh mạch từ 500ml – 1000ml mỗi lần và với tốc độ không quá 40 đến 60 giọt/phút.