NỢ PHẢI TRẢ TĂNG NÓI LÊN ĐIỀU GÌ

  -  

Nếu bạn chưa là hội viên hãy trở thành hội viên của thanglon.com để được hỗ trợ và chia sẽ thông tin nhiều hơn. Click Like button để trở thành hội viên của thanglon.com trên facebook.

Bạn đang xem: Nợ phải trả tăng nói lên điều gì


*

Lý thuyết Quản Trị là hệ thống mà thanglon.com đã số hoá toàn bộ Sách giáo khoa của chương trình 4 năm đại học và 2 năm sau đại học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh.Với hệ thống này, bạn có thể truy xuất tất cả hệ thống lý thuyết chuyên ngành Quản trị Kinh doanh trong quá trình nghe giảng, làm bài tập hoặc thi cử.Hệ thống Lý Thuyết Quản Trị được phát triển bởi Viện MBA, thành viên của MBA Institute Global

Nếu còn thắc mắc hoặc tìm hiểu chuyên sâu hơn về Quản trị Ứng dụng, bạn có thể đặt câu hỏi với Chuyên Gia thanglon.com


Kết quả

Phân tích khái quát về nguồn vốn:


a. Đánh giá tính hợp lý và hợp pháp nguồn vốn của doanh nghiệp

Để nhận định được tính hợp lý và hợp pháp của nguồn vốn doanh nghiệp, trước hết nêntiến hành xem xét những danh mục nguồn vốn trên báo cáo tài chính doanh nghiệp hiện có tại một thời điểm có thực không, nó tài trợ cho những tài sản nào, những nguồn vốn này doanh nghiệp được phép khai thác hợp pháp hay không. Cụ thể việc xem xét này thường được tiến hành theonội dung sau:

- Xem xét và đánh giá các khoản nợ ngắn hạn doanh nghiệp đang khai thác như vay ngắnhạn, phải trả người bán, người mua trả trước, thuế các khoản phải nộp nhà nước có phù hợp với đặc điểm luân chuyển vốn trong thanh toán của doanh nghiệp hay do bị động trong hoạt động sản xuất kinh doanh hình thành.

- Xem xét và đánh giá các khoản nợ dài hạn doanh nghiệp đang khai thác như vay dài hạn,nợ dài hạn khác có phù hợp với mục đích sử dụng dài hạn, phù hợp với đặc điểm luân chuyển vốntrong thanh toán dài hạn của doanh nghiệp hay do bị động trong sản xuất kinh doanh hình thành.

- Xem xét và đánh giá các khoản nợ khác như chi phí phải trả, tài sản thừa chờ xử lý, nhậnký quỹ ký cược dài hạn có thực sự tồn tại và phù hợp với mục đích sử dụng vốn hay không. Đặc biệt là chi phí phải trả cần phải được xem xét trong mối quan hệ với kế hoạch dài hạn của chi phí này, tính hiện thực của nó trong tương lai. Chi phí phải trả có thể làm giảm lợi nhuận trong kỳ củadoanh nghiệp và lại làm tăng lợi nhuận trong tương lai. Vì vậy, nếu không phân tích rõ nguồn gốcthì dễ nhận xét sai lầm về bức tranh tài chính của doanh nghiệp.


- Xem xét và đánh giá vốn chủ sở hữu doanh nghiệp đang khai thác như nguồn vốn kinhdoanh, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản... có phù hợp với loại hình doanh nghiệp hay không, phù hợp với quy định tối thiểu về mức vốn cho từng doanh nghiệp, có phù hợp với mục đích trích lập từng loại quỹ hay không.

Xem thêm: Tiết Lộ Con Trai Thích Gì Ở Con Gái Nhất Trên Cơ Thể Con Gái?

b. Phân tích sự biến động các khoản mục nguồn vốn.

Phân tích biến động các mục nguồn vốn nhằm giúp người phân tích tìm hiểu sự thay đổivề giá trị, tỷ trọng của nguồn vốn qua các thời kỳ như thế nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng lực tài chính, tính tự chủ tài chính, khả năng tận dụng, khai thác nguồn vốn trên thị trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay không và có phù hợp với chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không.

Căn cứ tài liệu công ty cổ phần ABC, chúng ta có bảng kê so sánh sau:

*

Phân tích theo chiều ngang:

Nợ phải trả ngắn hạn năm X1 so với năm Xo giảm 321 triệu tương ứng tỷ lệ giảm 14,47%,trong đó tất cả các mục nợ ngắn hạn đều giảm. Nợ dài hạn của công ty tăng 1.201 triệu tương ứng tỷ lệ tăng 372,98%, trong đó các mục nợ dài hạn đều tăng, đặc biệt là khoản vay dài hạn tăng lên rất nhanh. Nợ khác tăng 75 triệu tương ứng tỷ lệ tăng 57,69%, trong đó có mục nợ khác đều tăng. Sự thay đổi giá trị nợ phải trả của công ty trên đây là điều hợp lý vì công ty đang tập trung vào mở rộng sản xuất kinh doanh nên việc giảm nợ ngắn hạn vừa thể hiện sự đảm bảo cân đối được chế độ thanh toán trong ngắn hạn vừa phù hợp với việc đầu tư dài hạn phải được tài trợ từ nguồn vốn dài hạn. Tuy nhiên, chúng ta cần quan tâm đến chi phí phải, tài sản thừa chờ xử lý và tốc độ tăng nợ vay dài hạn như vậy có vượt quá cơ cấu tài chính (tỷ lệ nợ) cho phép của công ty hay không và thời hạn thanh toán, khả năng thanh toán nợ dài hạn trong tương lai của công ty.

Giá trị vốn chủ sở hữu năm X1 so với năm Xo tăng 89 triệu tương ứng tỷ lệ tăng 1,54%,trong đó nguồn vốn kinh doanh, chênh lệch đánh giá lại tài sản, quỹ dự phòng tài chính, lợi nhuận chưa phân phối đều tăng, đặc biệt nguồn vốn kinh doanh tăng nhanh nhất với mức tăng 811 triệu tương ứng tỷ lệ tăng 23,96% và quỹ đầu tư phát triển, quỹ đầu tư xây dựng đều giảm, đặc biệt giảm nhanh nhất là nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản mức giảm 762 triệu tương ứng tỷ lệ 58,08%. Như vậy, vốn chủ sở hữu tăng lên, di chuyển phù hợp các thành phần quỹ chuyên dùng chứng tỏ một sự di chuyển cân đối giữa vốn sở hữu với nợ trong sự mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, di chuyển hợp lý nguồn vốn trong việc tập trung nguồn lực trong mở rộng sản xuất kinh doanh.

Phân tích theo chiều dọc.

Tỷ trọng nợ phải trả trên quy mô chung năm X1 so với năm Xo giảm tăng 6,59%. Nợ phảitrả ngắn hạn giảm 6,28% trong đó tỷ trọng các khoản nợ ngắn hạn đều giảm. Nợ dài hạn tăng 12,25% trong đó các mục nợ dài hạn đều tăng. Nợ khác tăng 0,62%, trong đó các mục nợ dài hạn khác đều tăng. Như vậy, sự thay đổi cơ cấu nợ cũng phù hợp với phương hướng mở rộng kinh doanh hơn là sự thụ động trong thanh toán.

Xem thêm: Quả Gì Karaoke Quả Gì Mà Chua Chua Thế ♫ Nhạc Thiếu Nhi Có Lời Karaoke Bé Hát

Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên quy mô chung năm X1 so với năm Xo giảm 6,59%gắn liền với giảm xuống của tỷ lệ quỹ đầu tư phát triển, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và gia tăng tỷ trọng của các mục nguồn vốn sở hữu khác. Như vậy, sự thay đổi nguồn vốn sở hữu vẫn mang một xu hướng cân đối tài chính với sự tăng nợ dài hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, để đảm bảo tính cân đối giữa nợ và vốn sở hữu công ty phải chú trọng tăng tốc độ nguồn vốn sở hữu nhanh hơn để giải quyết cán cân tài chính khó khăn trong những năm đầu mở rộng sản xuất kinh doanh.