Khối Tăng Âm Là Gì

  -  

Âm gan tăng là dấu hiệu gan bị tổn thương hoặc cũng có thể đang xuất hiện khối u trong gan. Để biết chính xác khối tăng âm gan trong cơ thể có nguy hiểm hay không, có cần can thiệp nội khoa hoặc phẫu thuật hay không, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám sớm nhất ngay sau khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường trong cơ thể.

Bạn đang xem: Khối tăng âm là gì

Âm gan tăng là gì?

Khối tăng âm trong gan là khi bác sĩ siêu âm phát hiện ra khoảng nhu mô gan hay tổ chức lạ nằm trong gan có thay đổi về cấu trúc theo chiều hướng tăng mật độ tế bào, tăng khả năng phản hồi với sóng siêu âm so với các phần khỏe mạnh hoặc là tăng độ sáng tại mô gan khiến cho đường bờ của các cấu trúc mạch máu bị mờ đi.


*

Gan tăng âm có thể là dấu hiệu của một khối u gan


Âm gan tăng có nguy hiểm không?

Khối âm gan tăng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau như: Áp xe gan do A – míp hoặc do vi khuẩn giai đoạn hóa mù, xơ gan, gan nhiễm mỡ, ung thư gan …

Khối u lành tính

Khối u gan lành tính là gì?

U gan lành tính là tế bào bình thường, không phải ung thư, không lây lan hoặc di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể. U gan lành tính tiến triển chậm và hầu như không để lại ảnh hưởng quá lớn. Do vậy, bệnh nhân không bắt buộc phải điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật.

Triệu chứng của u gan lành tính

Phần lớn, u gan lành tính không lớn đến mức gây khó chịu hoặc đau. Tuy nhiên, nếu chúng phát triển đủ lớn sẽ có những biểu hiện cơ bản sau đây:

– Ớn lạnh;

– Khó chịu hoặc đau;

– Mệt mỏi;

– Sốt;

– Ăn mất ngon;

– Đổ mồ hôi đêm;

– Giảm cân.

Những biểu hiện trên không có giá trị chẩn đoán chính xác. Nếu có những biểu hiện nghi ngờ mắc u gan, bệnh nhân cần đến bệnh viện thăm khám kịp thời để xác định chính xác khối u là lành tính hay ác tính để có hướng chữa trị, xử lý kịp thời.

Một số dạng u gan lành tính do âm gan tăng

– U máu gan: Dấu hiệu điển hình khi siêu âm là phát hiện thấy một khối tăng âm đồng nhất hoặc lấm chấm, giưới hạn rõ đường bờ. U gan máu rất phổ biến, thường gặp ở độ tuổi từ 30 – 50;

– Nang gan: Là vùng rỗng âm tròn hoặc bầu dục với hình tăng âm phía sau khi siêu âm, thành nang mảnh và rõ nét, nhu mô xung quang gan bình thường;

– Tăng sản thể nốt cư trú: Đây là trường hợp u gan lành tính ít gặp. Dấu hiệu của bệnh là khi siêu âm phát hiện khối hình tròn hoặc có thủy, đồng âm hoặc hơi tăng âm nhẹ so với nhu mô gan.


Có thể bạn quan tâm:


Khối u gan ác tính

U gan ác tính là căn bệnh nguy hiểm nhất khi có dấu hiệu gan tăng âm, là loại ung thư nguy hiểm nhất trong các loại ung thư hiện nay.

U gan ác tính là gì?

U gan ác tính là sự tập hợp của các tế bào bất thường trong gan thành khối u, có khả năng xâm lấn tới mô lân cận và theo máu, hệ bạch huyết di căn tới những cơ quan khác trong cơ thể. Bác sĩ có thể chẩn đoán xác định u ác tính dựa trên kết quả siêu âm gan thấy có khối tăng âm, chụp CT cắt lớp, chụp MRI hoặc sinh thiết.

Các dấu hiệu của u gan ác tính

– Mệt mỏi, sụt cân bất thường: Khi mắc u gan ác tính, cơ thể bệnh nhân luôn trong trạng thái mệt mỏi, cơ thể suy nhược, giảm cân mất kiểm soát. Trung bình giảm khoảng 5 – 6 kg/tháng.

– Rối loạn tiêu hóa: Khối u gan ác tính ảnh hưởng lớn đến quá trình thải lọc độc tố trong gan, dẫn đến chức năng gan suy giảm và kéo theo hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng. Người mắc ung thư gan thường bị táo bón, tiêu chảy, đau bụng dữ dội.

– Sốt nhẹ kéo dài: U gan ác tính có thể dẫn đến hoại tử tế bào gan, gây nhiễm trùng, sốt. Nếu bệnh nhân sốt từ 37 – 39 độ không dứt, cần đến ngay bệnh viện để thăm khám và kiểm tra.

Xem thêm: Hút Bóng Cười Là Gì ? Kinetic Theory Of Gases

– Vàng da: Thường xuất hiện ở giai đoạn cuối của u gan ác tính. Lúc này, khối u đã lớn dần làm quá trình chuyển hóa các chất, mật bị giảm, nồng độ bilirubin tăng cao khiến người bệnh bị vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, ngứa da.

– Đau tức kéo dài: Quá trình gan bị tuổn thương sẽ dẫm tới những cơn đau quặn thắt.

– Gan to: Ở giai đoạn cuối của ung thư gan, người bệnh có thể sờ thấy khối u ở phần gan trên cơ thể. Lúc này, cơ thể người bệnh đã bị suy nhược nghiêm trọng, rụng lông, rụng tóc và xuất hiện những mạch sao ở vùng da mỏng trên cơ thể.

Bên cạnh những biểu hiện lâm sàng trên, bác sĩ cũng có thể chẩn đoán bệnh nhân bị mắc u gan ác tính qua việc siêu âm gan thấy có khối tăng âm, ít âm hoặc đồng âm rõ nét và rộng, chụp CT cắt lớp, chụp MRI hoặc sinh thiết.

Biến chứng của u gan ác tính

– Suy gan: Các tế bào gan bị tổn thương nhiều dẫn đến chức năng gan suy giảm, lâu dần sẽ dẫn tới suy gan.

– Suy thận: Chức năng gan suy giảm khiến thận phải làm việc nhiều hơn để lọc thải độc tố ra khỏi cơ thể, lâu dần sẽ bị quá tải dẫn đến suy thận.

– Di căn: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của u gan ác tính. Các tế bào bất thường trong gan sẽ theo máu và hệ bạch huyết xâm lấn đến các cơ quan khác trên cơ thể. Bệnh trở nặng có thể khiến bệnh nhân tử vong.

Bệnh lý nhiễm trùng gan

Bệnh nhiễm trùng gan được phát hiện khi siêu âm thấy các khối tăng âm phía sau, không có vỏ. Bệnh thường do một số loại vi sinh vật như trùng A-míp, các loại sán, các loại vi khuẩn xâm nhập, cư trú trong gan gây nên. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, vùng nhiễm trùng gan lớn dần và có thể phá hủy lá gan của bệnh nhân.

Bệnh nhiễm trùng gan có thể điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật.


*

Gan bị viêm


Âm gan tăng cần phải làm gì?

Đầu tiên, nếu có những triệu chứng bất thường của cơ thể như: Sốt kéo dài, vàng da, giảm cân không kiểm soát, … bệnh nhân cần đến ngay bệnh viện để thăm khám và được chẩn đoán bệnh kịp thời, giúp tăng hiệu quả trong quá trình điều trị.Khi được chẩn đoán có khổi tăng âm, bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, thực hiện các phương pháp chẩn đoán khác để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh để từ đó có phác đồ điều trị cụ thể.Để cải thiện chức năng gan, bệnh nhân cần thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống như: Ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh, không ăn nhiều thức ăn chứa nhiều mỡ, chất đạm, chất béo, không hút thuốc lá, uống rượu bia, không thức khuya, …, duy trí tập luyện thể thao để tăng cường sức khỏe./.

Xem thêm: Mổ Sỏi Thận Xong Nên Ăn Gì, Góc Giải Đáp: Nên Ăn Gì Sau Mổ Sỏi Thận

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.


Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà NộiBệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà NộiPhòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội