12H TRƯA LÀ GIỜ GÌ

  -  

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết đến tên của 12 con giáp vô cùng quen thuộc trong văn hóa Việt Nam: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể biết được giờ Tí, giờ Sửu, giờ Dần… tương đương với mấy giờ trong đời sống hiện đại ngày nay và tại sao lại có cách chia như vậy. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về cách tính giờ trong ngày theo 12 con giáp của người xưa.

1. Cách xem đúng giờ trong ngày theo 12 con giáp

Theo chiêm tinh học phương Đông, 12 con giáp ứng với 12 Hệ chi là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Trong đó có 6 chi dương gồm: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất và 6 chi âm gồm: Sửu, Hợi, Dậu, Mùi, Tỵ, Mão. Vậy dựa vào tiêu chí gì để có thể chia 12 con giáp vào chi dương hay âm? Tính chất của chi dương thường là động, cường tráng còn chi âm thường tĩnh và mềm dẻo. Các chi thể hiện sự đối lập nhưng luôn bổ sung cho nhau. Có lẽ bắt nguồn từ 12 Hệ chi này mà người xưa đã chia thời gian trong ngày làm 12 khoảng giờ (Can chi) hay còn có tên gọi khác là giờ âm lịch. Mỗi giờ âm lịch sẽ bằng 2 giờ dương lịch. Việc Can chi nào gắn với con giáp nào được giải thích là có liên quan đến tập tính của các con vật do người xưa quan sát và rút ra được từ đời sống thường ngày cũng như trong quá trình sản xuất. Cụ thể như sau:




Bạn đang xem: 12h trưa là giờ gì

*



Xem thêm: Trẻ Bị Viêm Phổi Nên Ăn Gì ? Viêm Phổi Nên Ăn Gì, Kiêng Gì

Một điểm đáng lưu ý là một Can chi còn được chia ra làm đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ. Do đó, khi gọi thời gian theo giờ Can chi thì người xưa thường lấy giờ giữa. Ví dụ chính Tý là 0h, chính Ngọ là 12h…

2. Những cách tính thời gian thú vị khác của người xưa

Ngoài ra, cách tính thời gian dựa vào 12 con giáp cũng được áp dụng cho 12 tháng trong năm: Tháng giêng (Dần), Tháng hai (Mão), Tháng ba (Thìn), Tháng tư (Tỵ), Tháng năm (Ngọ), Tháng sáu (Mùi), Tháng bảy (Thân), Tháng tám (Dậu), Tháng chín (Tuất), Tháng mười (Hợi), Tháng mười một (Tý), Tháng mười hai (Sửu).

Một vài khái niệm chỉ thời gian khác cũng thường được người xưa sử dụng là Canh và Khắc.

Canh được dùng để gọi thời gian ban đêm. Đêm dài 10 tiếng, từ 19h tối ngày hôm trước đến 5h sáng ngày hôm sau, được chia thành 5 canh:

Canh 1: từ 19h-21h (tức giờ Tuất) Canh 2: từ 21h-23h (tức giờ Hợi) Canh 3: từ 23h-1h (tức giờ Tý) Canh 4: từ 1h-3h (tức giờ Sửu) Canh 5: từ 3h-5h (tức giờ Dần)




Xem thêm: Wal-Mart Là Gì ? Hé Lộ Những Điều Bạn Chưa Biết Về Thương Hiệu Này

*

Khắc được dùng để gọi thời gian ban ngày. Ngày dài 14 tiếng, từ 5h sáng đến 19h tối cùng ngày, được chia làm 6 khắc:

Khắc 1: từ 5h đến 7h20 sáng Khắc 2: từ 7h20 đến 9h40 sáng Khắc 3: từ 9h40 đến 12h trưa Khắc 4: từ 12h đến 14h20 xế trưa Khắc 5: từ 14h20 đến 16h40 chiều Khắc 6: từ 16h40 đến 19h tối

Việc xác định giờ âm lịch cũng như nắm rõ được cách chia giờ theo 12 con giáp có ý nghĩa rất quan trọng với Việt Nam bởi nó không chỉ là một nét văn hóa độc đáo cần được duy trì mà còn được dùng phổ biến trong các việc trọng đại như xuất hành, ma chay, cưới hỏi, động thổ… Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tính giờ này để có thể tiến hành mọi việc hanh thông, thuận lợi hơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi!