PHƯƠNG PHÁP AHP LÀ GÌ

  -  

AHP là Analytic Hierarchy Process (AHP) là phương pháp phân tích thứ bậc được nghiên cứu và phát triển bởi giáo sư Thomas L. Saaty 1980.Bạn đang xem: Phương pháp ahp là gì

Phương pháp này giúp người thực hiện đưa ra quyết định để lựa chọn một phương án phù hợp nhất trên cơ sở xác định và phân cấp các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến một vấn đề cần giải quyết. Giúp giảm thiểu các rủi ro khi đưa ra các quyết định thực hiện. Được ứng dụng để trong nhiều lĩnh vực đời sống.

Bạn đang xem: Phương pháp ahp là gì

Trong nông nghiệp, phương pháp này có thể được sử dụng nhiều cho các đánh giá thích nghi của các loại cây trồng tại một vùng, khu vực địa lý cụ thể. Trong đó các chỉ tiêu liên quan đến sự thích nghi của cây trồng (loại đất, thành phần cơ giới, tầng dày, độ dốc, lượng mưa, khả năng tưới, nhiệt độ… và nhiều yếu tố khác) được đưa ra để so sánh với nhau, từ đó phân cấp được tầm quan trọng của các yếu tố quyết định đến thích nghi. Kết hợp với các công cụ GIS giúp người ra quyết định có thể xác định được những vùng, khu vực địa lý thõa mãn các yếu tố thích nghi được phân cấp ở trên.

Thông thường phương pháp AHP sử dụng để đánh giá thích nghi cây trồng gồm 4 bước cơ bản sau:

Bước 1: Xác định các yếu tố liên quan và thiết lập thứ bậc quan trọng

26Xác định các yếu tố liên quan đến sự thích nghi cây trồng

Phân loại tầm quan trọng tương đối của các yếu tố được đưa ra.

Bước 2: Phân hạng và so sánh các yếu tố

Các cặp so sánh được đưa ra nhằm xác định tầm quan trọng tương đối của mỗi nhân tố. Trong phương pháp này, việc so sánh dựa trên các câu hỏi: “Yếu tố A gấp mấy yếu tố B”, “Yếu tố C quan trọng gấp mấy yếu tố B”. Câu trả lời của những so sánh này là thu thập từ kinh nghiệm của các chuyên gia và điểm số được xác định theo bảng 1.

Bảng 1. Thang đánh giá tầm quan trọng tương đối


*

Kết quả cuối cùng được phát triển thành một ma trận so sánh. Ma trận này được sử dụng thể hiện mối quan hệ của các nhân tố với nhau.

Bảng 2. Các nhân tố ma trận theo ý kiến của chuyên gia


*

A1: là điểm số đánh giá của chuyên gia khi so sánh yếu tố loại đất với yếu tố thành phần cơ giới.

….

Xem thêm: 11 Tác Dụng Quý Hơn "Thần Dược" Của Chanh Dây Có Tác Dụng Gì

An: là điểm số đánh giá của chuyên gia khi so sánh yếu tố loại đất với yếu tố n.

Trong ma trận này, mỗi phần tử đại diện cho một cặp sánh cặp, các phân tử ở phía trên và phía dưới đường chéo có giá trị nghịch đảo nhau. Bước này nhằm xác định nhân tố này so với nhân tố kia gấp bao nhiêu lần.

Bước 3: Tính giá trị trọng số

Tổng hợp số liệu về độ ưu tiên để có trị số chung của mức độ ưu tiên bằng cách:

– Tính tổng mỗi cột trong ma trận


*

– Xác định trọng số bằng cách chia mỗi giá trị cho tổng từng cột tương ứng. Sau đó, tính giá trị trung bình của mỗi hàng và giá trị này chính là trọng số của các tiêu chí (Aver(WA1-WAn); Aver(WB1-WBn),…).


*

Bước 4: Kiểm tra tính nhất quán của các so sánh cặp

Trong kỹ thuật AHP, cần xem xét tỷ lệ nhất quán (CR), CR thể hiện sự nhất quán và thống nhất ý kiến của các chuyên gia trong quá trình tham gia thảo luận.

Nếu CR ≤ 0,1 (10%) kết quả được chấp nhận vì sự đánh giá của các chuyên gia tương đối nhất quán. Ngược lại, nếu CR > 0,1 sự đánh giá này không nhất quán, các phán đoán có phần ngẫu nhiên và cần được tiến hành đánh giá và xem xét lại.

Công thức tính chỉ số nhất quán Consistency ratio (CR)

Trong đó:

CI là chỉ số nhất quán (Consistency Index)

– CI= (λmax – n)/(n – 1);

n: số nhân tố (tiêu chí)

λmax: giá trị riêng của ma trận so sánh

– RI là chỉ số ngẫu nhiên (Random Index). RI được xác định theo bảng dưới


*

Sau khi có trọng số của từng nhân tố, sử dụng công cụ GIS để tiến hành đánh giá phân vùng thích nghi cho một địa bàn cụ thể bằng cách chồng ghép các bản đồ thành phần.

Xem thêm: Ý Nghĩa Số 83 Có Ý Nghĩa Gì Theo Phong Thuỷ Có Phải Là Số Mang Lại Giàu Sang


* Một số đề tài ứng dụng phương pháp Saaty trong nghiên cứu:

A. Nông nghiệp

Theo Huỳnh Văn Chương, Đại học Nông lâm, Đại học Huế, 2009, đề tài “Ứng dụng GIS để đánh giá sự thích hợp đất đa tiêu chí cho cây trồng trường hợp nghiên cứu ở xã Hương Bình, Thừa Thiên Huế” đã sử dụng phương pháp AHP để xác định bộ trọng số của các nhân tố tác động đến sự thích hợp đất tiềm năng đối với cây ăn quả có múi.Theo Trần Mỹ Duyên, Nguyễn Duy Liêm, Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, 2016, đề tài “Đánh giá thích nghi đất đai cho nhóm cây công nghiệp lâu năm tại tỉnh Kon Tum”, phương pháp AHP được sử dụng để phân tích thứ bậc các nhân tố ảnh hưởng đến thích nghi của các loại cây công nghiệp cao su và cà phê.Theo Võ Văn Hảo, 2009, Luận văn thạc sĩ “Ứng dụng AHP và GIS đánh giá xác định sự thích nghi của Thông hai lá (Pinus merkusii) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) tại huyện Cư Kuin tỉnh Đắk Lắk” đã xác định trọng số của các nhân tố về thích nghi của thông hai lá như sau: Loại đất (0,335); Độ dốc (0,179); Độ cao (0,273); Độ dày tầng đất (0,109) và Lượng mưa (0,104). Tương tự cho trọng số đối với Keo la tràm: Loại đất (0,399); Độ dốc (0,209); Độ cao (0,196); Độ dày tầng đất (0,131) và Lượng mưa (0,065).Theo Nguyễn Trọng Khiêm, 2016, Khóa luận tốt nghiệp “Ứng dụng GIS và AHP trong đánh giá tiềm năng đất đai cho cây Macca tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông” đã tính toán và xây dựng được bản đồ thích nghi của cây Macca. Đề xuất được những vùng thích hợp để trồng Macca, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường của huyện Tuy Đức.Theo Phạm Hoàng Phi, 2017, đề tài “Ứng dụng phương pháp AHP vào đánh giá lựa chọn loại cây trồng đường phố Hà Nội” đã đưa ra 15 tiêu chí chọn loài cây trồng cho đường phố Hà Nội và sử dụng AHP để xác định được trọng số cho từng tiêu chí.Theo Nguyễn Hồng Tín, Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ, 2014, đề tài “Ứng dụng AHP và GIS trong phân loại và thể hiện kết quả kinh tế hộ nông dân canh tác lúa ở tỉnh An Giang” đã sử dụng phương pháp AHP để đánh giá 9 nhân tố tác động lên lợi nhuận của sản xuất lúa là giá lúa, năng suất, chi phí làm đất, chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc BVTV, chi phí bơm nước, chi phí thuê lao động và lao động gia đình.

B. Lĩnh vực khác

Theo Nguyễn Huy Anh và Cộng dự, 2014, đề tài “Ứng dụng GIS và Viễn Thám để đánh giá nguy cơ trượt lở đất ở vùng đồi núi huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” đã sử dụng phương pháp AHP để lựa chọn trọng số của từng nhân tố thành phần trong tập hợp các nhân tố quyết định sự phát sinh và phát triển của quá trình trượt lở đất. Trọng số của từng thông số thành phần tạo nên thông số tổng hợp đặc trưng cho độ nguy hiểm của trượt lở đất có ý nghĩa quyết định.Theo Lê Hoàng Tú, Nguyễn Thị Hồng, Nguyên Duy Liêm, Nguyễn Kim Lợi, Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013, Đề tài “Phân vùng nguy cơ lũ lụt tại lưu vực sông Vu Gia, Tỉnh Quảng Nam bằng ứng dụng công nghệ GIS và thuật toán AHP” đã phát triển cấu trúc thứ bậc các yếu tố ảnh hưởng đến lũ lụt tại lưu vực sông Vu Gia.