HỌC CHUYÊN TU LÀ GÌ

  -  

“Dạng đào tạo bác sĩ liên thông (chuyên tu) chúng tôi sẽ hạn chế dần, tiến tới không đào tạo hình thức này nữa để tập trung đào tạo chính quy. Giai đoạn vừa qua duy trì hình thức này, vì nếu không sẽ không có bác sĩ cho tuyến huyện, xã. Việc dừng này cũng phải có lộ trình để không gây xáo trộn” – đó là phát biểu của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tại phiên trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội chiều 1.4.

Bạn đang xem: Học chuyên tu là gì


“Dạng đào tạo bác sĩ liên thông (chuyên tu) chúng tôi sẽ hạn chế dần, tiến tới không đào tạo hình thức này nữa để tập trung đào tạo chính quy. Giai đoạn vừa qua duy trì hình thức này, vì nếu không sẽ không có bác sĩ cho tuyến huyện, xã. Việc dừng này cũng phải có lộ trình để không gây xáo trộn” – đó là phát biểu của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tại phiên trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội chiều 1.4.

Xin được ủng hộ quan điểm này của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến.


Hệ chuyên tu là sản phẩm của giai đoạn chiến tranh và sau chiến tranh, khi chưa có điều kiện để đào tạo y- bác sĩ đủ để phục vụ cho nhu cầu khám- chữa bệnh của người dân. Nhưng đến nay, sau gần 40 năm thống nhất đất nước thì không có lý do gì để tồn tại một hình thức đào tạo bác sĩ lạc hậu như vậy nữa. Ngay cả đào tạo chính quy, chất lượng bác sĩ của Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước phát triển, chất lượng hệ chuyên tu còn thấp hơn nhiều, tuy rằng không phải ai học chuyên tu cũng đều kém. Cũng sẽ có ý kiến cho rằng, nếu bỏ hệ chuyên tu sẽ chặn con đường cầu tiến, ham học của nhiều người. Xin đừng lo, người đã có quyết tâm học và có tư chất thông minh thì họ sẽ thi vào hệ chính quy.

Xem thêm: Bí Quyết Giúp Chó Mẹ Ăn Gì Để Có Nhiều Sữa, Khỏe Mạnh Sau Sinh?


Chất lượng khám-chữa bệnh chủ yếu phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của y-bác sĩ, các thiết bị y khoa chỉ là công cụ hỗ trợ. Chính vì vậy nên các nước văn minh rất chú trọng việc đào tạo, tuyển đầu vào rất khó, thời gian đào tạo rất dài, đòi hỏi chuyên môn rất cao. Một người tốt nghiệp bác sĩ và được hành nghề ở Pháp, Mỹ, Australia phải học chuyên ngành y trên dưới 10 năm. Xuất phát từ quan điểm mạng sống con người là quý giá nhất, cho nên người thầy thuốc phải thật giỏi để hạn chế sai sót.
Về sai sót trong điều trị ở Việt Nam, tưởng cũng không cần phải nhắc lại, mà có muốn nhắc cũng không thể ghi ra hết trong một bài báo.
Việt Nam cũng có một số thành tựu y khoa đáng tự hào, nhưng so với các nước phát triển, chúng ta còn có một khoảng cách tụt hậu rất xa. Khen ngợi để động viên nhau khi có vài công trình nho nhỏ cũng cần thiết, nhưng phải tỉnh táo để nhận thức rằng Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia có nền y khoa còn lạc hậu.

Xem thêm: Tổng Hợp Code Hải Tặc Đại Chiến Ace, Huyền Thoại Hải Tặc


Muốn thoát ra, muốn bứt lên, chỉ có một con đường duy nhất là nâng cao chất lượng đào tạo. Hệ chính quy cũng cần có những cải cách để tiếp cận với tri thức và kỹ thuật hiện đại của thế giới. Vậy thì, còn tiếc gì nữa mà vương vấn với hình thức chuyên tu. Đồng ý với bộ trưởng là muốn xóa sổ chuyên tu cũng phải có lộ trình, nhưng cần xóa càng sớm càng tốt.
*

*

*
*

Báo Lao Động giữ bản quyền nội dung trên website này. Báo điện tử Lao Động được phát triển bởi Lao Động Technologies © 2021